Tại Phiên họp đại hội đồng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lần thứ 103 diễn ra từ ngày 28/5-12/6 tại Genena, Thụy Sĩ, với sự tham dự của trên 4.000 đại biểu đến từ 185 quốc gia thành viên, Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực của ILO trong việc xây dựng một thế giới công việc không có lao động cưỡng bức.
Đoàn đại biểu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền dẫn đầu đã có báo cáo tham luận tại phiên cấp cao ngày 11/6, trong đó nêu rõ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến của ILO trong việc xây dựng một Chương trình nghị sự về di cư công bằng.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền(Ảnh) nhấn mạnh việc thúc đẩy và bảo vệ cơ hội việc làm bền vững cho người lao động di cư luôn là mục tiêu ưu tiên của Việt Nam và được thực hiện thông qua việc hoàn thiện và tăng cường tính thực thi của pháp luật.
Đoàn đại biểu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền dẫn đầu đã có báo cáo tham luận tại phiên cấp cao ngày 11/6, trong đó nêu rõ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến của ILO trong việc xây dựng một Chương trình nghị sự về di cư công bằng.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh việc thúc đẩy và bảo vệ cơ hội việc làm bền vững cho người lao động di cư luôn là mục tiêu ưu tiên của Việt Nam và được thực hiện thông qua việc hoàn thiện và tăng cường tính thực thi của pháp luật.
Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực của ILO trong việc xây dựng một thế giới công việc không có lao động cưỡng bức. Việc nghiêm cấm lao động cưỡng bức đã được quy định tại Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Lao động, Bộ luật hình sự... và các văn bản dưới luật.
Chính phủ ủng hộ sáng kiến của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, với sự hỗ trợ của ILO, xây dựng và áp dụng Bộ Quy tắc ứng sử dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Chính phủ Việt Nam đã tích cực tham gia Tiến trình Colombo, Đối thoại Abu Dhabi và Tiến trình Bali, hợp tác ASEAN về lao động di cư.
Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực của ILO trong việc xây dựng một thế giới công việc không có lao động cưỡng bức. Việc nghiêm cấm lao động cưỡng bức đã được quy định tại Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Lao động, Bộ luật hình sự... và các văn bản dưới luật.
Việt Nam đã phê chuyển Công ước 186 về Lao động hàng hải, Công ước 187 về Khung chính sách thúc đẩy an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; ban hành Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012, Luật Việc làm năm 2013, đồng thời đang tiến hành sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề; và xây dựng các dự thảo Luật về An toàn vệ sinh lao động và Luật về Tiền lương tối thiểu.
Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của ILO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Trên tinh thần đó, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu chấm dứt ngay các hành động xâm phạm và gây hấn trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông hiện nay, các hành động đó đe dọa nghiêm trọng môi trường làm việc an toàn và các hoạt động sinh kế của người lao động Việt Nam trên biển, đi ngược lại các tiêu chuẩn lao động quốc tế và Công ước 186 của ILO về lao động hàng hải.
Việt Nam kêu gọi các nước và cộng đồng quốc tế ủng hộ nỗ lực giải quyết tranh chấp tại khu vực này bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Bên cạnh các phiên họp toàn thể, đoàn Việt Nam còn có một loạt cuộc tiếp xúc song phương như làm việc với Tổng Giám đốc ILO Guy Rider; Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Yoshiteru Uramoto và Giám đốc Trung tâm đào tạo của ILO Helena Andre.
Bộ trưởng Việt Nam còn có buổi làm việc với các bộ trưởng ASEAN, gặp đoàn Mỹ, Trưởng phái đoàn Thụy Sĩ..., tham dự Hội nghị các Bộ trưởng châu Á-Thái Bình Dương, trao đổi thông tin với các thành viên APEC về việc chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng APEC về phát triển./.
Nguồn vietnamplus