logo
Loading...

Hoa Kỳ: Thẩm phán không được "nói chuyện" về chính trị

Cập nhật: 20.10.2016 10:51 - Lượt xem: 4,823
Điều gì khiến cho một trong những thẩm phán đáng kính nhất Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phải xin lỗi công chúng vì lỡ lời bình luận về một trong những ứng cử viên tổng thống được xem là tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ? Trong khi đó, tại đất nước này có qui định rằng các thẩm phán “không được phát biểu về các ứng cử viên chính trị, công khai tán thành hay phản đối các ứng cử viên ở những môi trường công cộng, hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động chính trị nào khác”

Chính phủ điện tử cấp địa phương tại Úc, Canada và New Zealand

Cập nhật: 07.10.2015 11:39 - Lượt xem: 7,202
Chính phủ điện tử là hình mẫu của một chính quyền gần dân, thân dân và thật sự phục vụ nhân dân. Là giải pháp quản trị quốc gia nhanh nhất, tiết kiệm nhất chống lại một cách hay nhất, kịp thời nhất các căn bệnh cố hữu của công quyền: quan liêu, trì trệ, lãng phí, tham nhũng và thiếu trách nhiệm. Ngày nay rất nhiều quốc gia đang đi theo mô hình này trong tổ chức xây dựng chính quyền nhà nước ở tất cả các cấp. Australia, Canada và New Zealand là những quốc gia đã đạt được thành công trong triển khai vận hành mô hình 'Chính phủ điện tử'

Sự tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ: Khi biệt giam được xem là tra tấn

Cập nhật: 25.09.2015 09:53 - Lượt xem: 4,948
Sau hàng năm dài kiện tụng, biểu tình tuyệt thực và những cuộc tranh cãi pháp lý gay gắt,  chính quyền bang California đã chính thức đồng ý bãi bỏ hình thức biệt giam (solitary confinement) đối với hàng ngàn tù nhân theo điều khoản hòa giải trong một thỏa thuận pháp lý có tính bước ngoặt lịch sử.  Điểm nhấn của thành tựu pháp lý này nằm ở chỗ nó được phát triển và dẫn đầu bởi một nhóm tù nhân, những người vốn bị pháp luật hạn chế quyền công dân, cho thấy sự tiến bộ trong thủ tục tố tụng của Hoa Kỳ; đồng thời cũng tạo nên một tiêu chuẩn mới về nhân quyền dành cho tù nhân, dù họ là những đối tượng đặc biệt được cách ly với xã hội đi chăng nữa.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ: Tạo thay đổi bế tắc chính trị

Cập nhật: 25.08.2015 11:44 - Lượt xem: 8,625
Tòa án tối cao Hoa Kỳ là nhánh quyền lực tư pháp mà quyền năng được giao trọn cho 9 đại thẩm phán với nhiệm kỳ suốt đời. Đa số người dân Mỹ tin rằng chín vị thẩm phán qua mọi thời kỳ đều là những người giúp đất nước của họ thoát ra khỏi các bế tắc về pháp lý và chính trị. Điều này vừa cần thiết, nhưng lại vừa đáng lo ngại.

Những án lệ định hình tự do báo chí tại Hoa Kỳ

Cập nhật: 22.06.2015 12:58 - Lượt xem: 3,137
Khác với nhiều quốc gia, báo chí Hoa Kỳ – với hậu thuẫn của bản Tu chính án thứ Nhất và hệ thống án lệ – được mệnh danh là nhánh quyền lực thứ tư trong thể chế tam quyền phân lập. Đây chính là điều khiến cho hình mẫu pháp lý về tự do báo chí tại Hoa Kỳ trở thành một trong những hình mẫu đáng tham khảo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các phóng viên tại Hoa Kỳ sử dụng quyền tự do được Hiến pháp trao cho một cách thông minh để làm đúng vai trò người gác cửa cho quyền lợi thông tin công cộng.

Sau 800 năm: Nước Anh có cần hiến pháp thành văn?

Cập nhật: 16.06.2015 03:20 - Lượt xem: 5,397
Nước Anh là quê hương của hệ thống pháp luật án lệ từng là mô hình cho nhiều quốc gia say mê, học tập. Tìm hiểu về truyền thống pháp luật Anh luôn là điều rất thú vị. Conglydaiviet xin phép trích đăng Bài dịch của chuyên gia Bùi Thúy Hiền khi nghiên cứu về truyền thống pháp luật Anh với tựa đề "800 năm Magna Carta: Nước Anh có cần hiến pháp thành văn?" với mong muốn những ai quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật nước ngoài sẽ có thêm nguồn dữ liệu thú vị. 

Kinh nghiệm của Thụy Sỹ về dân chủ trực tiếp

Cập nhật: 05.05.2015 12:18 - Lượt xem: 2,618
Thụy Sỹ là đất nước xinh đẹp được người Việt Nam biết đến bởi nơi đây là một địa danh lịch sử chứng kiến việc tổ chức Hội nghị Geneva về chấm dứt chiến tranh để lập lại hòa bình ở Đông Dương vào năm 1954. Đất nước này cũng là trung tâm tài chính của Châu Âu và thế giới hàng chục năm qua. Và đặc biệt là chính quyền của quốc gia này được đánh giá là một Nhà nước mà ở đó có nhiều yếu tố dân chủ trực tiếp nhất trong tất cả các nền dân chủ trên thế giới.

Nhà văn Ngô Tất Tố bàn về 'Thuế ngày Tết' và tệ nạn tham nhũng

Cập nhật: 24.02.2015 09:07 - Lượt xem: 2,379
Ngày nay xác định tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm, là giặc nội xâm. Tham nhũng diễn ra trên nhiều lĩnh vực và có nguyên nhân sâu xa. Khi làm bổn phận "thư ký của thời đại, một thời chưa xa lắm", nhà văn Ngô Tất Tố đã đề cập tới những biểu hiện của nạn tham nhũng hối lộ trong cuộc sống đời thường và các cách ngăn chặn tệ tham nhũng...

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ: Một đất nước nhiều chính quyền

Cập nhật: 19.12.2014 10:11 - Lượt xem: 2,793
Hoa Kỳ là quốc gia giàu có, hùng mạnh nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua và bây giờ vẫn vậy. Là một đất nước rất phức tạp về luật pháp và cơ cấu tổ chức chính quyền nhưng rất hiệu quả trong quản trị quốc gia với vị trí số một về tăng trưởng kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ khiến thế giới phải say mê. Nhắc đến Hoa Kỳ, người ta nghĩ ngay đến một đất nước có rất nhiều chính quyền….    

Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức: Truyền thống và hiện đại

Cập nhật: 04.12.2014 11:07 - Lượt xem: 2,461
Trong bối cảnh Việt Nam đang thay đổi công tác quản lý cán bộ công chức bằng việc thí điểm bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương, trong đó các chức danh Bí thư, Chủ tịch UBND, Trưởng các ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Thuế, Thanh tra, Hải quan được chọn thực hiện trước và không quá 2 nhiệm kỳ. Conglydaiviet có bài trình bày và so sánh chính sách thí điểm này với một chính sách tương đồng từng gây ngạc nhiên cho các sử gia nhưng đã có cách nay hơn 500 năm... 

12