logo
Loading...
Cập nhật: 31.12.2015 11:23 - Lượt xem: 2,079
(Conglydaiviet) - Từ 05 thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967. Trải qua 38 năm, ASEAN hội đủ 11 quốc gia thành viên. Hôm nay, 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã chính thức hình thành Cộng đồng Kinh tế́ ASEAN(ASEAN Economic Community- AEC) mở ra một trang sử mới cho tất cả các quốc gia thành viên và cho cả thế giới.

Ngày mai 1.1.2016, các cam kết trong Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức có hiệu lực. Mục đích của EAC là để loại bỏ các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề cao và được tự do hơn về việc huy động vốn trong nội bộ ASEAN. AEC được thành lập đưa trên một cộng đồng đa sắc tộc, đa tôn giáo, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, sẽ là một cái nhìn mới thú vị cho màu sắc kinh tế tại châu Á vốn đang bị thống trị hoàn toàn bởi Trung Quốc và Nhật Bản.

Tổng GDP của cả khối ASEAN năm 2014 là khoảng 2.600 tỉ USD, lớn thứ ba châu Á, thứ 7 thế giới và có khả năng sẽ được gần 3.000 tỉ USD vào cuối năm nay. Về đầu tư nước ngoài, khu vực ASEAN thu hút được 11% (136 tỉ USD) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới trong năm 2014.

"AEC sẽ giúp cho ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất ngày càng hấp dẫn với các doanh nghiệp quốc tế theo định hướng mong muốn khai thác vào một trong những thị trường tiêu dùng có tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh nhất thế giới, cũng như vị trí tốt để cung cấp hàng hóa cho Trung Quốc và Ấn Độ", ông Paul Skelton, người đứng đầu ngân hàng HSBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.

Dù ý tưởng thành lập AEC là rất tốt, nhưng khối kinh tế chung này vẫn còn một chặng đường dài để đi mới có thể đạt mô hình tự do tương tự Liên minh châu Âu (EU). Thật vậy, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt hiện nay như giá hàng hóa thấp và dòng chảy vốn lưu động, khiến cho việc hội nhập của khối có thể chậm lại.

ASEAN trước mắt không tạo thành một khối như EU, với đồng tiền và quốc hội chung, khu vực có thể học hỏi kinh nghiệm mà châu Âu phải đối mặt khi hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) vào 60 năm trước.
Giống như EU, ASEAN được hình thành từ thời chiến tranh lạnh, nhưng mãi cho đến những năm 1990 khối này mới thông qua việc hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) giữa các thành viên ban đầu là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. 

Theo kế hoạch ban đầu, các nước tham gia AFTA phải cam kết cắt giảm thuế giữa các thành viên và sử dụng một chương trình ưu đãi thuế có hiệu lực chung cho các quốc gia không phải ASEAN.
Thực tế hiện nay ASEAN sẽ phải mất rất nhiều thời gian sau khi thành lập AEC để có thể hợp tác sâu rộng được như EU. Nên nhớ, châu Âu phải mất gần 20 năm mới có thể thực hiện được việc ra mắt đồng tiền chung euro.
Sẽ còn rất nhiều thời gian mới có thể tổng kết được sự thành công, hay những thứ chưa được của AEC, nhưng một điều chắc chắn rằng ASEAN có thể trở thành một thị trường kinh tế quan trọng của thế giới.

Với tỷ lệ dân số trẻ lên đến 32%, ASEAN có khả năng trở thành một "công xưởng của thế giới", đầu kéo tăng trưởng kinh tế mới tại châu Á. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi chính quyền, nhân dân các nước ASEAN làm việc chăm chỉ hơn để mong ước có thể thành sự thật.

Nguồn: motthegioi